Qui Luật Cuộc Đời: Nỗi Đau

Khi bạn lỡ cắn nhầm lưỡi thì khó mà cho rằng “đau là điều tốt”. Tương tự như vậy khi ngón chân cái của bạn bị phồng rộp lên – ai lại muốn cái chân đau nhói như thế chứ?

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không cảm thấy đau? Bạn sẽ cắn nhầm lưỡi hoặc làm phỏng tấm lưng trong bồn tắm bao nhiêu lần đây? Cơn đau thể xác là một hệ thống cảnh báo tuyệt vời giúp ngăn ngừa những thương tổn nghiêm trọng hơn. Nó cho chúng ta biết: “Tốt hơn bạn nên thay đổi điều mình đang làm!”

Nỗi đau tinh thần cũng cho chúng ta thông điệp tương tự, nghĩa là: “Tốt hơn hết bạn hãy thay đổi suy nghĩ đi!”

Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy cay đắng, ghen tỵ hay giận dữ là chuyện thường. Nhưng nếu những cảm xúc đó trở nên thường xuyên thì thông điệp có thể là:

  • “Đừng mong kiểm soát được người khác”
  • “Đừng mong người khác cư xử giống mình”
  • “Đừng lệ thuộc vào người khác để có được hạnh phúc!”

Nếu chúng ta cứ lặp đi lặp lại những suy nghĩ nào đó, chúng ta sẽ chịu những nỗi đau tương tự. (Và rồi chúng ta biện hộ: “Nhưng tôi đúng mà!” Thật không may, có “đúng” cũng chẳng giúp được gì!)

Vết phồng nơi chân là thông điệp: hãy đổi giày khác.

Với nỗi đau tinh thần – cảm giác như một vết phồng rộp ở não vậy – thông điệp luôn là: hãy thay đổi suy nghĩ.

“Có ai làm em tức giận sao?”
Có ai làm em tức giận sao?

ĐÚC KẾT

Với nỗi đau thể chất lẫn tinh thần, nếu bạn cứ lặp lại hành vi nào đó, bạn sẽ bị tổn thương mãi như thế!

Singapore, August 2015

Thông tin về tác phẩm và bản quyền xin đọc lại ở đây: https://neneros16.com/2015/06/22/hanh-phuc-moi-ngay/

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.