Học Nấu Ăn Ở Bali

Chưa cần nâng lên tầm nghệ thuật ẩm thực, bữa ăn tự bản thân nó truyền tải nhiều thông tin về một gia đình, một vùng lãnh thổ hay rộng lớn hơn là một quốc gia. Con người ăn nhiều hơn những gì mình nuôi, trồng và đánh bắt được. Việt Nam chúng ta ăn cơm nhiều hơn bánh mì, ăn gia cầm và cá nhiều hơn thịt bò, thịt cừu. Để hiểu thêm về Bali, chúng tôi đã tham dự một buổi học nấu ăn vào ngày cuối cùng trước khi quay về. Đây cũng là cơ hội tốt để giao tiếp với người bản xứ đồng thời kết bạn với nhiều người khác đến từ khắp nơi trên thế giới.

Tôn giáo Hindu ảnh hưởng nhiều đến thức ăn của người Bali. Họ tuyệt đối không ăn thịt bò. Họ cũng hạn chế ăn thịt động vật. Họ chuộng ăn rau củ quả và gia cầm. Ở Bali người ta ăn cơm là chính nhưng họ ăn nhiều gạo nâu hơn – nước ta gọi là gạo lứt. Do địa hình đồi dốc, họ trồng lúa trên ruộng bậc thang. Cũng vì địa hình mà công đoạn gieo cấy và gặt đều bằng sức người. Gạo sản xuất chỉ để phục vụ nhu cầu ăn uống ở địa phương. Một năm thu hoạch gạo trắng thì được ba vụ, gạo nâu và nếp thì được hai vụ.

Continue reading “Học Nấu Ăn Ở Bali”

Advertisement

Giấc Mơ Trưa Nhớ Ngoại

Cậu yêu dấu,

Hôm qua cậu nhắn tin thông báo đám cưới của Gateau, trò chuyện với cậu một chặp mà không hiểu sao trưa nay có giấc mơ trưa kì lạ. Con mơ thấy bà Ngoại nhưng là lúc Ngoại còn ở 192 Phan Chu Trinh – khi còn photo TiNa của nhà mình – chứ không phải những năm cuối đời ở Nguyễn Tri Phương.

Trong giấc mơ, Ngoại đứng ngay cái phản gỗ chỗ cửa ra vào. Ngoại chỉ ra ngoài sân nắng chang chang giữa ngày hè. Cậu ngồi đó cặm cụi sửa đồng hồ với chiếc xe nhỏ treo đồng hồ và đựng đồ nghề.

Continue reading “Giấc Mơ Trưa Nhớ Ngoại”

Đừng xuống chuyến xe đời

Lê Đình Lê's Blog

Trước khi trở thành một người chụp ảnh, mọi suy nghĩ của tôi là làm thế nào để có một cái máy ảnh, tôi nghĩ rằng nếu có một chiếc máy ảnh thực sự thì tôi sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia thực sự. Sau khi có một và không phải chỉ một chiếc máy ảnh thì tôi nhận ra rằng chụp ảnh không phải dễ như tôi tưởng. Chụp cái gì và chụp thế nào? Tôi tin rằng không chỉ mình tôi luôn kiếm tìm câu trả lời đó.

Bạn cũng như tôi, chúng ta có thể rút ra được điều gì đó cho mình sau khi đọc bài viết sau:

Ở YÊN TRÊN XE BUÝT. Lý thuyết trạm xe buýt Helsinki:

Tìm kiếm cái nhìn riêng của bạn trong nhiếp ảnh

©Arno Rafael Minkkinen, 2006 Image:Arno1wiki.jpg

©Arno Rafael Minkkinen, 2006

Chúng ta đang…

View original post 3,222 more words

Theo Má Đi Chợ

Có những điều được gieo vào não trạng của đàn ông chẳng biết từ lúc nào nhưng nó tồn tại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như sự thật hiển nhiên. Một trong số đó là suy nghĩ “bếp núc – chợ búa là chuyện nhỏ nhặt và là của phụ nữ”. Từ khi là một cậu bé, chính tôi cũng giúp Mẹ đi chợ nhưng đến năm lớp 9 Mẹ cũng tước đoạt mất “quyền san sẻ” vì “biết nhiều sau này phải hầu vợ”. Chính vì quan điểm này mà những người là chồng, là con ít khi đánh giá đúng tầm quan trọng của việc nội trợ của vợ, của mẹ. Từ đó hiếm khi thể hiện lòng tri ân và trân trọng những bữa ăn mà người phụ nữ cũng phải nhọc nhằn và tâm huyết nấu ra.

Continue reading “Theo Má Đi Chợ”

Chợ Trời ở Singapore

Không có nhiều người ở Singapore biết đến một nơi gọi là “Thieves Market” tọa lạc trên đường Sungei cách Sim Lim Square(trung tâm đồ điện tử nổi tiếng) 200m đi bộ. Được cho là xuất hiện từ những năm ’30s, đây từng là địa điểm bán đồ trộm cắp. Ngày nay nó là chợ trời bán đủ các loại đồ cũ. Cái tên “Thieves Market” đã không còn phù hợp nữa nhưng người ta đã quen với tên gọi này mất rồi. Chợ trời phát triển mạnh xứng với câu ngạn ngữ “cũ người mới ta”. Không ít lầu nữa, khi trạm xe điện mới Jalan Besar – đang xây dựng ngay vị trí này – hoàn tất, những người bán dạo không khỏi lo lắng cho số phận của chợ trời sẽ được dời đến vị trí mới hay bị đóng cửa vĩnh viễn. Tôi đã nhiều lần đi dạo nơi “mua của thằng chán, bán cho thằng cần” này và sẽ tiếc lắm nếu một ngày không còn được lùng sục trong từng ngốc ngách của nó nữa.

Continue reading “Chợ Trời ở Singapore”

Chụp film: nên tiếp tục hay không?

QL17 GIII – Made in Japan

Hôm nay cuối tuần rãnh rỗi, lôi máy móc ra lau chùi. Thấy cuộn Kodak nằm sâu trong ngăn tủ mà ngậm ngùi. Bỗng chợt suy nghĩ: mình có nên tiếp tục chụp film nữa không? (Bài viết này hoàn toàn thể hiện quan điểm cá nhận về sở thích chụp film của bản thân chứ không dám lạm bàn đến quan điểm và sở thích của các film gia. Nên nếu có phát biểu gì không chuẩn xác, gây hiểu lầm thì xin mọi người lượng thứ.)

Cứ mỗi lần thấy tôi cầm cái QL17 GIII , Nikon FG20 hoặc Canon AE1 là anh Hai tôi lại nói: cái thằng thời nay chơi gì cái thứ này cho mệt, máy số hai ba cái chụp chưa đã sao ? Ngay cả ông Ngoại tôi từ lúc bắt đầu làm nghề ảnh cho đến lúc về hưu cũng chỉ biết mỗi máy film cũng ngạc nhiên vì sao phải đụng tới đống “ve chai” đó. Tôi chỉ biết chống chế: người ta còn chụp đầy ngoài kia. Mà đúng là hiện nay ở Sài Gòn và Hà Nội, phong trào chụp film nở rộ. Không chỉ người trung niên – từng tiếp xúc máy film từ trẻ – mà ngay cả các bạn trẻ (mới dậy thì) cũng săn lùng máy film để chụp. Ai không tin tôi sáng chủ nhật ra ngay công viên sát Nhà Thờ Đức Bà sẽ thấy nhiều bạn trẻ, cả nam lẫn nữ, ôm máy film khư  khư uống café (như một món trang sức). Lên forum vnphoto cũng thấy box film là nhộn nhịp nhất, chỉ sau box chân dung và mua bán :). Các film gia hỏi han chỗ nào mua film rẻ, chỗ nào scan film chất lượng và thậm chí lo lắng Kodak phá sản rồi, liệu còn chụp film được bao lâu nữa đây? Tóm lại là người chụp film còn vô số.

Vì sao vẫn chụp film trong thời đại kĩ thuật số ? Các film gia đưa ra nhiều lí do lắm.

Continue reading “Chụp film: nên tiếp tục hay không?”

Nhiếp Ảnh Mang Lại Gì Cho Tôi?

Không phải tới bây giờ tôi mới tự đặt cho chính mình câu hỏi “nhiếp ảnh mang lại gì cho tôi?”. Tôi đã hỏi câu hỏi này trước khi quay lại với máy ảnh. Nói là quay lại vì tôi có cơ hội tiếp xúc với máy ảnh khi còn mới biết đi. Vì ông Ngoại tôi làm nghề ảnh có tiếng ở Đà Nẵng. Sau giải phóng, ở Đà Nẵng không có nhiều tiệm ảnh nên Photo Tina nhà Ngoại tôi ai cũng biết. Đồ chơi của tôi là những hộp film rỗng hay những cuộn film hư bỏ đi. Tôi thích được theo ông Ngoại vào phòng tối làm film, chỉ có ánh sáng đỏ và tôi cũng hữu ích khi giúp ông Ngoại vớt hình ngâm trong nước ra (giai đoạn cuối của qui trình tráng film). Đến lớp 8 tôi bắt đầu được cầm chiếc Canon AE1 của Ba và tập chụp. Nhưng rồi thời đại máy ảnh số P&S đến, film trở nên lạc hậu và tôi cũng không còn điều kiện để theo đuổi nữa.

Cho đến giữa năm 2010, một ý tưởng thôi thúc tôi “sao mình không giữ lại tí truyền thống của gia đình nhỉ?”. Tôi xin ông Ngoại và các Cậu những máy film xưa của gia đình, đi lau chùi lại và bảo quản cẩn trọng. Tôi bắt đầu chụp lại với máy film rồi cũng đến lúc mua được chiếc máy DSLR đầu tiên.

Giờ thì sau một năm, tôi đã có thể trả lời câu hỏi tiêu đề trên một cách đầy đủ hơn.

Continue reading “Nhiếp Ảnh Mang Lại Gì Cho Tôi?”